VOA PHỎNG VẤN VỀ VỤ GIÁO SỨ THÁI HÀ

Lam Phương:

Liên qua đến vụ giáo dân đòi chính quyền Hà Nội giao trả lại tòa Khâm sứ cũ và mảnh đất thuộc Giáo xứ Thái Hà, ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đã tiếp xúc với giáo sư Nguyễn Thanh Giang, một cư dân Hà Nội để nghe ông trình bày ý kiến của ông và nghe ông thuật lại một số dư luận ở đó.
.
Thưa giáo sư, là một cư dân ở Hà Nội, ông nghĩ gì về vụ đòi đất tại Giáo sứ Thái Hà và vụ chính quyền gấp rút cho xây công viên ở tòa Khâm sứ cũ ạ? .
.

GS Nguyễn Thanh Giang:

Ngay từ lúc đầu, vấn đề xảy ra vụ bên Công giáo đề xuất việc muốn có lại mảnh đất của họ mà từ ngày xưa họ đã có, có từ thời Pháp thuộc, thời phong kiến thì tại sao bây giờ họ không thể có được mảnh đất ấy trả lại. Nhà nước nếu mà xem Công giáo cũng là con dân của mình thì phải nhìn nhận với tấm lòng lành của mình mà giải quyết êm thắm. .
.
Vì dụ như vụ ở Thái Hà thì tôi nhìn thấy rõ hơn, và tôi thấy ngay từ đầu nhà nước đã không xem việc ấy là một yêu cầu chính đáng của giáo dân. Và ngay từ lúc đầu vì không giải quyết thấu triệt như vậy, không thỏa đáng yêu cầu của họ như vậy cho nên dẫn đến việc giáo dân họ phải đi làm lễ cầu xin như một hình thức biểu tình đòi lại đất như vậy… thì lại đẩy việc đó lên thành một mâu thuẩn như một mâu thuẩn địch-ta và làm cho trở thành căng thẳng. .
.
Bây giờ, có lẽ, như hôm qua tivi đưa tin thì tôi thấy công viên Cây Xanh ở chỗ tòa Khâm sứ đã được hoàn thiện một cách hết sức gấp gáp và hết sức nhanh chóng. Có lẽ mấy ngày tới thì ở Thái Hà cũng sẽ được xúc tiến việc ấy. .
.
Việc ấy thì nhà nước đã chứng tỏ được sức mạnh của mình và đã thắng bên Công giáo. Nhưng vấn đề ở đây, nếu mà chỉ đặt ra vấn đề là chỉ nhìn sức mạnh của nhà cầm quyền và đã thắng được tôn giáo như vậy tức là mình thắng con dân mình, như vậy nó cũng chả tốt đẹp gì cả. Nó có thể đem lại những hậu quả không tốt đẹp. Và cái ấm ức, nỗi bức xúc của người bà con giáo dân nó vẫn còn đó. .
.

Lam Phương:

Người dân Hà Nội có thái độ như thế nào về vụ tranh chấp giữa đôi bên như thế này ạ, thưa giáo sư? .
.

GS Nguyễn Thanh Giang:

Bất cứ một hiện tượng nào xảy ra trong xã hội thì đều có những nhãn quan nhìn vào khác nhau. Cũng có người nghĩ như họ đã được phát biểu trên các phương tiện truyền thông đại chúng mà nhà nước cho phép họ nói. Thứ nhất là có những ý kiến cho rằng nhà nước giải quyết như vậy là đúng pháp luật, rồi là họ lên án bên giáo dân, đặc biệt là gần đây họ lại dồn dập lên án linh mục Ngô Quang Kiệt. Nhưng cũng có những nhãn quan khác, họ thấy như thế thì họ thấy rất thương cảm bà con giáo dân có thể coi như đã thất bại khi đề đạt nguyện vọng chính đáng của mình mà không được nhà nước xem xét và thỏa mãn cho họ. Không những thế, họ còn bị đưa ra để bêu ríu xấu xa, đặc biệt là linh mục Ngô Quang Kiệt. .
.

Lam Phương:

Thưa giáo sư, truyền thông Việt Nam trích dẫn lời TGM Ngô Quang Kiệt nói rằng “chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều. Chúng tôi cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”. Vậy giáo sư nghĩ như thế nào về lời trích dẫn này, và kinh nghiệm trước đây khi giáo sư đi ra nước ngoài. .
.

GS Nguyễn Thanh Giang:

Trước đây, khi tôi đi nước ngoài tôi thấy cũng có hiện tượng đó thật. Nhiều lúc cũng hẫng hụt, bực mình và xấu hổ thấy rằng cùng đi một đoàn đến dự Hội nghị Khoa học Quốc tế với nhau nhưng người của các nước khác, xuống sân bay, khi vào xem xét hộ chiếu thì các người khác họ được đi qua rất nhanh, còn họ thấy tôi là người Việt Nam thì họ giữ lại xem đi xét lại rất lâu. Và thậm chí tôi còn bị theo dõi, lục soát . Hiện tượng ấy là hiện tượng có thật. .
.

Lam Phương:

Kính thưa quý thính giả, để làm sáng tỏ vấn đề chúng tôi xin trích một đoạn đầy đủ hơn về lời phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt tại cuộc họp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội: .
.
"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. .
.

VOA:

Trước đó, có tin cho hay là chính quyền Việt Nam đã thông báo sẽ lập một công viên tranh mảnh đất của Giáo sứ Thái Hà, khu vực mà các giáo dân Công giáo đang đòi nhà nước trả lại cho dòng Chúa Cức Thế. .
.
Tấn Chương của ban Việt ngữ đã đã tiếp xúc với linh mục Trần Công Nghị, giám đốc Liên hiệp Truyền thông Công giáo Việt Nam ở California để tìm hiểu quan điểm của ông về vấn đề này. .
.

Tấn Chương:

Linh mục Trần Công Nghị cho biết tương tự như quyết định xây công viên tại khu đất đang tranh chấp ở tòa Khâm sứ cũ mới đây chính quyền Việt Nam đã loan báo sẽ xây một công viên trên mảnh đất đang tranh chấp ở Giáo sứ Thái Hà. .
.

LM Trần Công Nghị:

Bây giờ cảnh sát cũng như công an đến canh giữ ở đó và có hàng rào thành thử ra không ai có thể đến đó được. Ngày lễ ?? tức là thánh Mathew thì cha Phụng có dâng lễ ở đó, các cha dòng Chúa Cứu Thế thì được dâng lễ ở đó thôi, dân chúng thì một số người không được vào, chỉ có những người thuộc giáo xứ ở đó thôi. .
.
Chính phủ ngày hôm qua cũng ra một thông cáo là sẽ biến nơi đó trở thành một công viên giống như ở chỗ tòa Khâm sứ. Cho nên họ sẽ biến 2 phần đất đang tranh chấp đó trở thành công viên. .
.

Tấn Chương:

Linh mục Trần Công Nghị cho biết đài pháp thanh Vatican đã lên tiếng chỉ trích quyết định mới đây của chính quyền Việt Nam. .
.

LM Trần Công Nghị:

Ngày hôm qua và ngày hôm kia thì đài radio Vatican cũng đã lên án chế độ CS đã đánh lừa dư luận, bởi vì đang khi nói rằng sẵn sàng để đối thoại vụ tòa Khâm sứ nhưng đã làm chuyện như vậy tức là đã đánh lừa dư luận. .
.

Tấn Chương:

Theo linh mục Trần Công Nghị thì các giáo dân Công giáo sẽ tiếp tục đấu tranh đòi nhà nước Việt Nam trả lại các khu đất đang tranh chấp ở giáo xứ Thái Hà và ở tòa Khâm sứ cũ cho dù họ có thể bị chính quyền đàn áp. .
.

LM Trần Công Nghị:

Chắc chắn rằng họ sẽ đàn áp mạnh hơn vì họ đã bắt 8 người Công giáo rồi. Họ trấn áp để sợ sệt mà không dám phản ứng nữa. Họ biết những người Công giáo ở địa phương, họ đã vào từng nhà một để nói rằng họ không được đến Thái Hà để cầu nguyện và đến tòa Khâm sứ, nhưng họ vẫn đi. Một cách đơn giản, hôm Chủ Nhật đã có gần 10 ngàn người tới để tham dự dù trời mưa để biểu đồng tình, hợp ý với nhau để nói lên tiếng nói của công lý. .
.
Chính phủ Việt Nam nghĩ rằng dùng những phương pháp bắt bớ hay đe dọa, cấm cản như vậy sẽ có hiệu lực đối với người Công giáo. Trước đây người ta còn sợ sệt nhưng bây giờ họ không sợ sệt nữa. Và ngay cả bắt bớ các linh mục… các linh mục đã từng tuyên bố rằng sẽ sẵn sàng ngồi tù và chắc chắn họ sẽ dùng những phương thế đó để bắt bớ. Nhưng nếu có bắt bớ đi một đức TGM Ngô Quang Kiệt thì sẽ có cả trăm ngàn Ngô Quang Kiệt khác sẽ để đòi hỏi công lý đó.