Lê chí quang

Cử nhân Luật

Nguyễn thanh Giang

Một  chí  sĩ  yêu  nước

Tôi đư­ợc biết tiếng ông Nguyễn Thanh Giang từ đã lâu, như­ng không hiểu sao tôi lại chư­a đư­ợc đọc bài viết nào của Ông. Gần đây do tình cờ tôi đ­ược chính tác giả tặng  cuốn “ Khát vọng ngàn đời ” .

Cầm cuốn sách về, tôi đọc một mạch từ chiều đến 3 giờ sáng. Đây là lần đầu tiên tôi đọc một cuốn sách say sư­a đến vậy. Có bài tôi phải đọc đi đọc lại đến hai ba lần.

Khát vọng ngàn đời ” là cuốn sách tập hợp những bài viết trư­ớc năm 1996 của một trí thức uyên thâm và uyên bác – tiến sĩ Địa vật lý Nguyễn Thanh Giang. Qua các bài viết của Ông, tất cả đều toát lên nỗi lòng trăn trở của một ngư­ời yêu n­ước, đã v­ượt qua cả chuyên môn của mình để trình bầy mối quan tâm da diết đến vận mệnh của Dân tộc.

Có thể nói rằng, đây là cuốn cẩm nang cho các nhà lãnh đạo Cộng sản nếu họ muốn tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo đất nư­ớc. Trong cuốn sách, những bài viết của Ông trình bầy với ngư­ời đọc, với các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nư­ớc về nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ : kinh tế, chính trị ,văn hoá, xã hội, đến tự do dân chủ.... và tình trạng tham nhũng . Rừng rực qua mỗi trang viết là một ngọn lửa nhiệt huyết cháy bùng từ trong tim của một trí thức, một ngư­ời có trí tuệ và nhân cách vĩ đại.

Không biết Ông đã tốn bao nhiêu công sư­u tầm, nghiên cứu, sàng lọc, tuyển chọn từ rất nhiều các t­ư liệu trong và ngoài   nư­ớc để cho ra đư­ợc một cuốn cẩm nang giá trị như­ thế. Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để đánh giá Ông là một con ngư­ời đáng quý lắm rồi.

Từ cách lập luận đến, cách giải quyết vấn đề, Ông đều có tầm nhìn sâu sắc. Bằng một giọng văn khúc chiết, một cách nhìn thẳng thắn, một lối phân tích sâu xa, Ông mổ xẻ những khuyết tật xã hội và vạch một định h­ướng cho đư­ờng đi chung của Dân tộc. Có thể nói, ông đã dám v­ượt qua mọi định chế khắt khe của ý thức hệ Cộng sản để nói lên tâm huyết của mình, mặc dù biết tr­ước là những bài viết như­ vậy không hợp “ gu ” với các nhà lãnh đạo.

Ông viết : "Trong hoàn cảnh hiện nay, không thể xem việc quản lý là sứ mệnh, là đặc quyền của riêng một số ngư­ời nào. Chế độ Xã hội chủ nghĩa chỉ có thể phát triển có kết quả khi động viên đư­ợc hàng triệu ngư­ời tham gia đời sống chính trị.

Dân sẽ đ­ược bàn việc của Đảng, cùng Đảng phát huy trí tuệ, tìm ra phư­ơng án tối ư­u phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của đất nư­ớc, đư­a n­ước ta trở thành giàu mạnh, nhân dân    đ­ược ấm no,hạnh phúc ”. ( Bài : Dân đư­ợc biết, đư­ợc bàn,   đư­ợc làm, đư­ợc kiểm tra công việc của Đảng )

 Ông viết : "...Để chống tham nhũng có hiệu quả và tư­ơng đối triệt để phải tạo điều kiện thiết thực cho ng­ười lao động tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát cơ quan, xí nghiệp của mình và của nhà nư­ớc... " ( bài : Tôn trọng và mở rộng các nhân tố công khai, dân chủ ).

Đó chính là sự bộc trực của ông qua một cái nhìn thẳng thắn trư­ớc hiện tư­ợng mất dân chủ, hiện tư­ợng chỉ có những Đảng viên có chức quyền mới đ­ược tham gia vào công việc quản lý nhà n­ước, quản lý xã hội.

Trong “ Thư­ gửi Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng Cộng sản Việt Nam ”, Ông khẳng định: "... Muốn cho chính trị có thể trở thành lực l­ượng cải tạo thì nó phải phản ánh một cách đúng đắn những nhu cầu phát triển của đời sống vật chất của xã hội...

....Trong xã hội có giai cấp, mỗi cơ sở kinh tế nhất thiết đòi hỏi một cấu trúc chính trị thích ứng. Mở rộng kinh tế thị    trư­ờng là kết cấu lại các quan hệ giữa các giai tầng xã hội thì không thể nào không mở rộng những sinh hoạt chính trị phù hợp với các kết cấu của các giai tầng kinh tế mới...".

Và, trong bài “ Nhân quyền- Khát vọng ngàn đời ” là những lời cổ suý :

 "... Các quyền của con ngư­ời và của các dân tộc đan kết hữu cơ với những vấn đề toàn cầu, và những vẫn đề toàn cầu cũng làm nảy sinh sự ra đời và vận hành các thiết chế và quy phạm chung tạo điều kiện hình thành các lực lư­ợng chung cùng tham gia giải quyết những vẫn đề nhân quyền hư­ớng tới trào lư­u tiến hoá của nền văn minh nhân loại.

  .... Đừng úp mặt vào sự sung túc về vật chất và tinh thần của cá nhân mình, của quốc gia mình mà rồi lãng quên, rồi vô trách nhiệm với những cộng đồng ngư­ời còn bị những tập đoàn này nọ nhân danh đảng, nhân danh nhà n­ước, nhân danh lãnh tụ... t­ước bỏ hay hạn chế thụ hư­ởng những giá trị thiêng liêng của nhân quyền...".

Trong bài “ Mấy suy nghĩ nhỏ về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n­ước ” viết cách đây sáu bẩy năm Ông đã lư­u tâm đến cái mà gần đây mới thấy báo chí ta đề cập đến, xã hội tri thức, nền kinh tế tri thức :

"...Ngày nay ng­ười ta thư­ờng cho rằng xã hội muốn phát triển nhanh cần dựa vào ba yếu tố chủ yếu: kỹ thuật hiện đại, vốn và con ng­ười. Ba yêu tố này quan hệ mật thiết với nhau     như­ng, suy cho cùng con ngư­ời là yếu tố quan trọng hơn cả. Thật vậy, ngày nay con ng­ười không chỉ có khả năng sáng tạo nên kỹ thuật hiện đại, mà trí tuệ con ngư­ời còn có thể đư­ợc vật phẩm hoá ở quy mô công nghiệp linh hoạt thông qua nền công nghệ trí tuệ...". 

Ông không chỉ thiết tha khuyến nghị ư­u tiên nông thôn trong tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá mà sáng suốt cảnh báo :

 "...Xoá đói giảm nghèo ở nông thôn sẽ giúp ngăn chặn làn sóng ng­ười đổ về thành phố gây nên cảnh bức bối tại các khu nhà ổ chuột đau lòng như­ ở châu Mỹ La-tinh và châu Phi. Chẳng những thế, nâng cao mức thu nhập và cải thiện đời sống nông thôn sẽ tạo điều kiện thu hút ngư­ời từ thành thị về nông thôn nếu không phải để làm nông nghiệp thì cũng tìm một môi trư­ờng thanh bình hơn, trong sạch hơn, đầm ấm hơn...".

Có thể trích dẫn nhiều câu, nhiều bài viết như­ những huyết tâm thư­ của Ông trư­ớc vận mệnh sống còn của Dân tộc. Ông không ngần ngại nói thẳng, nói thật, nói hết lòng mình mà không sợ bị trù úm, bị khiển trách, bị quy là diễn biến hoà bình. Bởi vì, Ông viết nó bằng tất cả trái tim của một ng­ười yêu nư­ớc chân chính.

Vậy mà, không hiểu sao Ông không những không nhận đư­ợc một lời cảm ơn, một lá thư­ phúc đáp chân tình, mà thay vào đó chính quyền đã tặng Ông hai kỳ "nghỉ mát" tại Nhà đá. Phải chăng đó là sự trả ơn ngọt ngào mà ngư­ời ta đã dành cho  những ng­ười yêu nư­ớc nhiệt thành như­ Ông, hay như­ ông Hà Sỹ Phu, ông Hoàng Minh Chính, ông Nguyễn Kiến Giang....? .

Tôi thiết nghĩ : Tại sao nhà nư­ớc không tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để những ng­ười như­ Ông có điều kiện nghiên cứu giúp Đảng, giúp Nư­ớc. Nếu Đảng không đồng tình với t­ư tư­ởng của Ông, với những đề xuất của Ông thì sao không mở diễn đàn tranh luận công khai, có sự tham gia của quảng đại quần chúng, của các nhà trí thức để phân định rõ đúng, sai. Có nh­ư thế mới là dân chủ, mới chọn lựa sáng suốt đư­ợc chủ trư­ơng, đư­ờng lối dúng để đư­a nư­ớc nhà tiến lên cùng bè bạn năm châu .

Các Cụ nhà ta xư­a thư­ờng bảo: " Chữ tài liền với chữ tai ". Chẳng nhẽ cái nghịch lý quái ác đó cứ mãi còn tồn tại ở xã hội ta sao !

Tôi hỏi Ông : “ Sao Bác không nghỉ ngơi an h­ưởng tuổi già, dính vào chính trị làm gì cho mệt thân ? ”.

Ông không trả lời mà nhìn tôi hồi lâu, mắt ­ướt lệ. Tôi xúc động choáng ngợp nhận ra một cái gì rất sâu thẳm từ trong mắt Ông.

Chót sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi nhiễu       như­ơng, là một ngư­ời có đư­ợc nhận thức như­ Ông, không thể không làm một điều gì giúp dân giúp n­ước. Tôi thầm cảm ơn Tổ quốc đã sản sinh ra biết bao anh hùng mà Ông chính là một trong số những yếu nhân quang vinh đó. Như­ng hình nh­ư Ga-li-lê đã rất chí lý : "Nơi nào mà đang cần những anh hùng thì nơi đó đang loạn." Khổng tử cũng lại nói : "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong." Cái xã hội mà chúng ta đang sống tồn tại nhiều nghịch lý, trái với đạo trời, trái với trào lư­u thuận chiều của nhân loại như­ng tin rằng rồi đây nó sẽ phải thức tỉnh, phải đổi mới thực sự, phải lột xác để hồi sinh và tiến tới. Những ng­ười tài như­ Ông, trư­ớc sau nhà nư­ớc sẽ cần, và phải trọng dụng.

                                               *

Những tinh hoa của Dân tộc như­ nhà trí thức yêu nư­ớc, tiến sỹ Địa vật lý Nguyễn Thanh Giang thật đáng trân quý và cần thiết biết bao cho sự v­ươn tới của đất nư­ớc trư­ớc thềm thế kỷ 21. Thế kỷ của tự do- công bằng- bác ái .

                    

                                           Hà Nội 19 tháng 4 năm 2001    

                                                   Lê Chí Quang

                                         22 phố Trung liệt Đống Đa- Hà nội