Nhân đọc "P/v Giáo sư Nguyễn Thanh Giang về vụ tranh chấp đất ở Thái Hà", đôi lời trao đổi lại

Sau một loạt các việc làm rất sai của ông Nguyễn Thanh Giang, bị độc giả vạch mặt, những tưởng ông đã thôi không làm cái trò lập lờ hai mặt, ấy vậy mà…

Chúng tôi, đã quen đọc những bài về ông Giang với danh xưng rất ấn tượng như "Tiến sỹ", "Tiến sỹ khoa học Viện Hàn lâm" … những danh xưng này đã có lần nhà văn Hoàng Tiến bàn tới tính xác thực của nó. Gần đây, độc giả, thính giả lại được biết tới một cách xưng hô mới: "Giáo sư Nguyễn Thanh Giang" (trong "P/v Giáo sư Nguyễn Thanh Giang về vụ tranh chấp đất ở Thái Hà"), phải chăng ông Giang lại có thêm học vị, hay đây là một Nguyễn Thanh Giang khác?

Đành rằng, cách giải thích có thể là: Những người Việt Nam ở hải ngoại thường gọi những người từng đi dạy (dù chỉ ở bậc Tiểu học) là "Giáo sư". "Giáo sư" theo cách gọi này chỉ có ý nghĩa như từ "Thầy" mà người trong nước vẫn thường sử dụng. Thế nhưng, quan niệm ở trong nước, "Giáo sư" phải được Hội đồng chuyên môn Nhà nước xét, phong. Chúng tôi chưa từng nghe nói đến việc ông Giang được phong "Giáo sư", không biết ông Giang đã bằng cách nào để có được học vị đó? Nếu chỉ là sự nhầm lẫn hay cách nói "đãi bôi" của người thực hiện phỏng vấn thì với một người biết tự trọng sẽ phải có lời đính chính chứ? hay ông tự cảm thấy mình xứng đáng với cách gọi "Tiến sỹ quốc nội" và "Giáo sư hải ngoại"?

Vụ việc xảy ra ở Giáo xứ Thái Hà và 42 Nhà Chung đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận trong nước và ngoài nước. Ai cũng có quyền xem xét để đánh giá theo quan điểm cá nhân mình. Tuy nhiên, để đưa ra công luận ý kiến của mình thì ý kiến đó phải chuẩn xác, có cơ sở, nhất là với những người có trình độ "Tiến sỹ" như ông Giang thì lại càng phải uốn lưỡi nhiều lần trước khi "xuất ngôn" mới phải.

Trong bài "P/v Giáo sư Nguyễn Thanh Giang về vụ tranh chấp đất ở Thái Hà", ông Giang nói:

"Ví dụ như cái vụ ở Thái Hà thì tôi thấy rõ hơn và tôi thấy ngay từ đầu nhà nước đã không xem cái việc ấy là một cái yêu cầu chính đáng…"

Hay khi nói đến phát ngôn của TGM Ngô Quang Kiệt, ông Giang nói: "Trước đó tôi đi ra nước ngoài thì tôi thấy cũng có cái hiện tượng ấy thật, nhiều lúc thấy cũng hẫng hụt, thấy rằng cùng đi một đoàn với nhau như thế này nhưng mà người các nước khác thì xuống sân bay đi vào xem xét hộ chiếu thì những người khác họ đi rất nhanh, còn họ thấy tôi là người Việt Nam thì họ cầm lại họ giải quyết rất là lâu, và thậm chí là tôi bị theo dõi ngay, thì cái hiện tượng này là hiện tượng có thật"

Ông Giang vẫn có thói quen tự cho mình am tường mọi chuyện, rất thích phán xét nhưng ông phán xét rất vô căn cứ. Anh em dân chủ ở Hà Nội rất biết tính ông, khi có sự kiện gì thì ngồi nhà nghe ngóng, thấy có cơ hội thì lao ra tranh phần "xôi thịt", khó khăn thì né tránh, thuận lợi thì ôm vào. Chẳng bao giờ thấy ông có mặt tại hiện trường nhưng lúc nào ông cũng thể hiện như đang cùng kề vai sát cánh, ông chỉ có mặt khi mọi chuyện đã êm xuôi nhưng trong phát ngôn của ông thì người nghe có cảm tưởng như ông có mặt từ đầu đến cuối. Ông Giang có cái bệnh là quá ảo tưởng cá nhân, lúc nào cũng "tôi đã nhìn thấy…", "tôi đã biết trước…", "tôi đã từng…", cứ tự cho mình là quan trọng, chỉ nêu một hiện tượng có tính chủ quan của cá nhân ông nhưng lại dám đưa ra phán xét như "đinh đóng cột" vậy.

Chúng tôi không đồng tình với một số hành vi trong quá trình giải quyết vụ việc ở Thái Hà và 42 Nhà Chung, và đồng ý là phải có thái độ phản ứng để bênh vực cái đúng, cái có lý nhưng tuyệt nhiên không đồng ý với cách nói xoa xuýt vuốt ve theo kiểu của ông Giang, ông nói rằng:

"Nhà nước nếu mà xem công giáo cũng là con dân mình thì phải nhìn nhận với cái tấm lòng lành của mình mà giải quyết êm thấm hơn"

Hay "Nhưng vấn đề đặt ra ở đây chỉ là sức mạnh của nhà cầm quyền đã thắng được tôn giáo, như vậy là thắng con dân mình. Như vậy chẳng có tốt đẹp gì …"

Phát ngôn của ông Giang như vậy thật ấu trĩ về chính trị và phán xét bạt mạng. "Tấm lòng lành của Nhà nước" là gì? Một nhà nước giải quyết việc nước bằng "tấm lòng lành" là giải quyết như thế nào? Ông Giang lại còn phóng đại sự việc ở Thái Hà và 42 Nhà Chung thành vấn đề tôn giáo với chính quyền, ví von như một cuộc đối đầu giữa hai thế lực… thật tai hại. Thưa ông Giang, Tôn giáo ở Việt Nam đâu chỉ có Công giáo và giáo xứ Thái Hà hay 42 Nhà Chung đâu thể là đại diện cho Công giáo Việt Nam? Nếu đặt ông Giang vào vị trí nguyên thủ quốc gia Việt Nam mà cuồng ngôn như thế, những tôn giáo còn lại ở Việt Nam sẽ phải bất bình thế nào?

Bất cứ thể chế chính trị nào cũng đều thâu tóm quyền quản lý đất đai vào trong tay chính quyền, việc nắm quyền quản lý đối với đất đai giúp thế lực cầm quyền hoạch định các chính sách về đất đai phù hợp cho chiến lược lâu dài của họ nhằm bảo toàn lãnh thổ, phát triển đất nước; việc nắm quyền quản lý với đất đai cũng thể hiện tính chủ quyền đối với lãnh thổ. Ở Việt Nam hiện nay, ĐCSVN đang nắm quyền cai trị thì đương nhiên quyền quản lý đất đai phải thuộc về họ (ông Giang thừa biết không thể phủ nhận điều này được). Giả sử ông Giang thành lập được một chế độ mới, điều không thể không nghĩ đến là phải khẳng định quyền lực của ông đối với việc quản lý đất đai, từ đó ông mới có thể khẳng định quyền lực của ông đối với quốc gia mà ông là người đứng đầu được chứ. Nếu ông để tư nhân hóa quyền này, họ sẽ bán cho các quốc gia khác, lúc đó ông sẽ làm gì nếu Hà Nội thuộc ông, Hà Đông thuộc Mỹ, Hà Bắc thuộc Trung Hoa, Hà Tây thuộc Pháp… "tấc đất, tấc vàng", đã có biết bao cuộc tranh giành đổ máu chỉ vì lấn đất? Do vậy, tư nhân chỉ có quyền sử dụng, nhà nước phải có quyền quản lý chung thông qua hệ thống pháp luật và sở hữu toàn quyền phải thuộc về nhân dân (Việt Nam) là đúng với nguyên lý, hợp với thời đại.

Đã có nhiều bài viết vạch trần tính háo danh, kèn cựa, tự cao, tự đại của ông Giang. Anh em dân chủ trong nước chẳng lạ gì với tính cách và con người ông. Có chăng là thắc mắc ông không còn chút liêm sỉ nào chăng?. Với bản chất hai mặt trâng tráo, ông vừa đi đêm với công an làm hại cho biết bao nhiêu anh em dân chủ, ông lại vừa vỗ ngực xưng danh là "lão thành dân chủ". Hiện ông nhơn nhơn với cái vị trí Chủ nhiệm "Tập san Tổ Quốc"(nhiều ẩn khuất), gom bài viết của anh em dân chủ trong nước vào diễn đàn của mình để ngụy trang cho cái bản chất cơ hội bẩn thỉu của ông. Ông từng nói: "Đã ngoại bẩy mươi, không biết ngày tôi phải từ biệt cái thế giới đầy những " giận thì giận, thương thì thương " này để đi vào cõi vĩnh hằng còn bao xa nữa. Tôi chỉ mong quý vị hãy cầu chúc cho tôi còn dồi dào trí lực và thể lực để hít vào được sâu, thở ra được mạnh, nghe được nhiều, nói được đúng, đọc được " thiên kinh ", viết được " chí lý " … để may chăng ai đó đi qua mộ, nhìn thấy dòng tên Nguyễn Thanh Giang còn tấm tắc:

cái con người này sinh thời vốn không quyền, không tước gì nhưng vì biết làm hết trách nhiệm công dân chân chính nên đã đóng góp khá xứng đáng vào công cuộc dân chủ hóa đất nước Việt Nam". Vậy, ông có thấy thẹn với những điều mình nói?



Xin được nhắc lại mấy câu thơ mà nhà văn Hoàng Tiến đã "mạ" thơ của nhà thơ Lê Đạt để dành tặng riêng ông:

Trong cuộc đời

Có những con ng¬ười

toe toét như¬ cái bình vôi

Càng viết

càng tồi…

Càng viết

càng teo tóp lại…



Hà Tâm