Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang

- người trí thức của nhân dân

 

Tác và Hiển, hai thằng bạn cùng chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị hồi tết Mậu Thân, từ bên Uy Nỗ bỗng nhiên đèo nhau đến gõ cửa nhà tôi. Hai cậu kể chuyện về những ngày qua ở quê các cậu ấy với giọng rất bức bối và rủ tôi sang Hà Nội tìm gặp các ông Phạm Quế Dương, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang. Tôi hỏi : các cậu tìm gặp các ông ấy làm gì. Các cậu ấy bảo nghe nói những ông này đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tích cực lăm nên muốn đến hỏi ý kiến và nhờ các ông ấy đưa lên mạng internet tình hình nhân dân Uy Nỗ bị cướp đất đẩy nông dân vào khốn cùng, lại còn bị đàn áp tàn bạo.

 

Tôi bảo : ông Hoàng Minh Chính nghe nói già và đau ốm lắm rồi, ông Phạm Quế Dương thì vừa ra tù, hôm ở toà ông ấy còn chắp tay vái tứ phưong, còn ông Nguyễn Thanh Giang thì đang bị báo chí vạch mặt là đi theo Mỹ và phản bội dân tộc, phản bội Tổ quốc. Tớ không thích đến vi đến với các ông ấy bây giờ chẳng đáng gì mà còn nguy hiểm vì bị công an theo giõi, có khi lại bị bắt để tra hỏi ảnh hưởng đến con cái, họ hàng.

 

Thấy các cậu ấy vẫn bức bối không yên, tôi đành rủ thêm cậu Giỏi, 4 thằng đèo nhau đi thăm anh Thái - người đại đội trưởng đã chỉ huy chúng tôi đánh thành Quảng Trị năm ấy. Cả đại đội chỉ còn sót lại 5 anh em chúng tôi nhưng mang đầy vết thương trên mình. Trong 5 anh em chúng tôi chỉ có mình anh Thái là được chia “ thành quả cách mạng ” 50m2 đất để xây “ biệt thự ” hai tầng một tum ở khu tập thể Sài Ðồng- Gia Lâm- Long Biên- Hà Nội. Còn bốn chúng tôi trở về với hai bàn tay trắng sau khi giành được độc lâp- ( trừ ) tự do, ( trừ ) hạnh phúc !

 

Lâu ngày mới gặp nhau, chúng tôi không “ nỡ ” từ chối “ bữa tiệc ” mà anh Thái thết, gồm có “ quốc lủi ”, đậu rán, lòng lợn, bún, măm tôm để rồi bàn chuyện thế sự ở đời.

 

Vừa ngồi vào mâm, mấy ông bạn Uy Nỗ đã thi nhau “ tố khổ ” : “ Vừa rồi chúng đàn áp dã man nhân dân xã Uy Nỗ chúng tôi vì đã biểu tình đấu tranh chống lại bon “ tư sản đỏ ”. Nhà nước đã ra lệnh cướp đoạt và bán đất của nông dân cho “ tư bản đang giẫy chết ”. Nông dân chúng tôi chỉ dựa vào đất để sinh sống, bây giờ chúng nó cướp mất thì sống bằng gì ? Bà con nông dân và anh em CCB đã vùng lên đấu tranh, liền bị CA bắt bớ và bỏ tù. TôI hỏi các anh : Chúng ta đi chiến đấu gian khổ và rơi xương đổ máu để làm gì và cho ai để rồi bây giờ chúng nó lại đè dầu cưỡi cổ và ức hiếp dân như thế !?. Bắt rồi phảI thả. Tù rồi cũng phải thả. Chúng tôi kiên quyết đấu tranh đến cùng cho một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”.

 

Khi chúng tôi ngỏ ý sang Hà Nội tìm găp mấy ông dân chủ thì không ngờ anh Thái tỏ ra rất quen biết tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang. Không những anh Thái ghi rõ cho chúng tôi địa chỉ, số điện thoại mà còn vẽ sơ đồ hướng dẫn đường đi đến nhà ông Giang, rồi anh lấy trong tủ một chồng giấy cao, chọn đưa cho cúng tôi một tệp dầy cộp và nói :

 

-          Ðây là toàn bộ các bài viết nói về vụ án chính trịi siêu nghiêm trọng đang là thời sự rất nóng hổi. Các ông về đọc đi và sẽ hiểu thế nào là vụ Sáu Sứ, T4, TC 2 và con người Lê Ðức Anh. Ðọc đi để hiểu bản chất các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay

 

Chúng tôi hết súc ngỡ ngàng nhìn chồng tài liệu. Anh Thái lại tiếp :

 

-          Còn đây là tác phẩm “ Suy tư và ước vong ” của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, tôi tặng luôn các cậu đấy

 

-          Thế anh đã đọc bài báo này chưa ?

 

Tôi đưa anh Thái tờ báo Công an Nhân dân số 148 - Thứ năm, ngày 9 tháng 12 năm 2004 - của tác giả Nguyễn Thế Hồng có tiêu đè : “ Hành vi phi đạo lý cần phảI lên án ”.

 

-          Chuyện trò mèo !

 

Anh Thái không cầm tờ báo mà buông ngay lời nhận xét như thế, rồi tiếp tục kể một số chuyện :

 

-          Các ông biết không ? Sau khi bức thư gửi các vị lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mang tiêu đề “ Vụ án chính trị siêu nghiêm trọng liên quan đến Tổng cục II ” của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang được đưa lên mạng internet đã có nhiều cú điện thoại gọi đến thoá mạ và đe doạ ông Giang. Họ còn gửi thư qua bưu điện cho ông Giang, cho vợ ông Giang, cho anh em trong “ lực lượng dân chủ ”, hẹn sẽ đến nhà “ hỏi tội ” ông Giang. Lúc thì họ xưng là một người, lúc thì họ ký tên tập thể dăm bẩy người. Có điều là tất cả các thư đều chỉ có tên người viết chứ không có địa chỉ cụ thể. ( Ai cũng biết là trò mèo vì làm việc này họ nhất định chắc rằng sẽ được chính quyền hoan nghênh, được công an khuyến khích và khen thưởng thì việc gì họ lại không dám chính danh, không dám ghi địa chỉ rõ ràng ? ). Buồn cười nhất là có mấy lá thư cái thì xưng là cưu chiến binh ở Hà Nam, cái thì xưng là ở Hoà Bình nhưng chữ đề ở ngoài phong bì lại cùng một nét chữ của một người.

 

Anh Thái lục tìm các bức thư ấy và đọc to một số đoạn cho chúng tôi cùng nghe :

 

-          “ Tôi là một thương binh 1/4, đại diện cho một số thương binh, CCB ở nơi tôi cư trú cảnh báo cho biết là ông đã đi quá xa và khuyên ông hãy sớm tỉnh ngộ khi còn chưa quá muộn. Ðừng để chúng tôi lại phải ra tay trừng trị ”. Còn bức thư này đề ngày 20/10/2004 viết : “ Chúng tôi là anh em CCB, thương binh đang sinh sống, làm ăn ở tỉnh Hoà Bình. Chúng tôi tuổi đã cao, một số người không còn lành lặn, sức khoẻ có hạn nhưng sau khi đọc bài của ông, chúng tôi sục sôi căm phẫn hẹn nhau dứt khoát vào ngày gần đây chúng tôi sẽ tập trung nhiều người kéo đến nhà ông ”

 

    “ Rõ là bọn côn đồ trẻ ranh. Với bản tính côn đồ của các loại tay chân của Lê Ðức Anh, Nguyễn Chí Vịnh, chúng rất có thể ăn càn, làm bậy, giết người không ghê tay như đã từng giết tướng Nguyễn Bình, tưỡng Hoàng văn Thái, tướng Nguyễn Trọng Tấn.  Nhưng đầu óc chúng vùa trẻ ranh, vừa dốt đặc ở chỗ dùng thủ đoạn một cách quá lộ liễu, quá ngây ngô. Ðọc những thư nặc danh kiểu ấy thì đến các cháu học sinh tiểu học cũng biết ngay đấy chẳng phải CCB, thương binh nào cả mà chính là bọn chúng. Bài báo đăng trên CAND ký tên Nguyễn Thế Hồng chẳng qua do một tên bồi bút nào đó viết theo lệnh của bọn chúng mà thôi ”.

 

Anh Thái nói say sưa đến nỗi quên cả nhấm nháp mà cũng chẳng nhắc chúng tôi cầm đũa, cứ thế tiếp tục :

 

-          Chẳng phải họ chỉ đe doạ ông Giang đâu. Ngày 18/10/2004, ông Nguyễn Tài- anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên thứ trưởng Bộ Công an - có thư gửi Bộ Chính trị, BCHTƯ về việc phải sửa chữa, chấm dứt ngay chức năng làm công việc an ninh của TC 2 - BQP, thì mấy ngày sau có những người đóng giả xe ôm hoặc khách qua đường đến lân la ngồi quán nước gần nhà ông Nguyễn Tài công khai đọc bức thư đó rồi úp mở xa gần bắn tin đe doạ: “ Tại sao ông Nguyễn Tài lại chõ sang việc của quân đội nhỉ ! Ai khiến ông ấy! ” Ông ấy không sợ bị ăn đòn à ? ”. Ðấy, các ông xem, bọn TC2 lộng quyền, sai khiến, doạ nạt CA như thế đấy. Thế mà CA phải chịu một phép. Thật là sỉ nhục cho lực lượng CA anh hùng ! ”

 

Chúng tôi phải nhắc anh Thái cùng “ dzô ”, nhưng anh đặt chén xuống nói tiếp :

 

-          Các ông về đọc kỹ ông Nguyễn Thanh Giang rồi sẽ hiểu ông ấy là người thế nào. Tôi cho rằng tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang là một trí thức yêu nước thời nay ít ai sánh bằng. Tôi sẽ chứng minh để các ông thấy được điều tôi kết luận về ông ấy là có cơ sở. Mấy năm trước CA theo giõi thấy ông Giang chơi thân với Mỹ và một số người nước ngoài, họ vu cho ông Giang là quan hệ với CIA nhưng không có cớ gì để bắt và trị ông, nhất là khi tác phẩm “ Suy tư và ước vọng ” ra đời gây xôn xao dư luận và số một số bài báo khác làm cho lãnh đạo đảng CSVN rất tức tối. Rồi bỗng một hôm trong xã hội lan truyền bài viết  ký tên Nguyễn Trung Trực, phê phán gay gắt những sai lầm về đường lối của DCSVN, đòi khai trừ Ðảng Lê Ðức Anh, làm cho họ càng tức tối điên cuồng. Họ nghi bài viết đó là của ông Nguyễn Thanh Giang nên tung công an ập vào nhà ông Giang khám xét vô cớ và tống ông vào tù. Thế là lập tức dư luận trong và ngoài nước phản đối dữ dội chưa từng thấy. Trí thức, học sinh, sinh viên nhiều nước xuống đường biểu tình rầm rộ. Chưa bao giờ như lần đó, Bộ Ngoại giao Mỹ trực tiếp ra lệnh: “ Phải thả tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang ngay tức khắc và vô điều kiện ! ”. Họ cho rằng ông chỉ là một nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng, ông không có ý đồ chính trị mà chỉ phát biểu ý kiến công dân như trách nhiệm của một trí thức chân chinh nên rất trân trọng ông. Từ đó tiếng tăm ông Nguyễn Thanh Giang càng lừng lẫy, người ta càng tìm đọc ông qua 2 cuốn sach đã được xuất bản ở nhiều nước là “ Khát vọng ngàn đời ” và “ Suy tư và ước vọng ”. Các lão thành cách mạng, đặc biệt là trí thức trẻ rất hâm mộ ông. Buồn cười nhất là cái thằng cha Nguyễn Thế Hồng láo toét nào đó lại dám bảo Nguyễn Thanh Giang là tiến sỹ giấy trong khi tuy là một nhà khoa học tự nhiên nhưng xét cả trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn ông cũng đáng bậc thầy của các loại tiến sỹ như Ðào Duy Quát, còn Nguyễn Khoa Ðiềm thì chỉ là một cử nhân văn chương hạng thường.

Một người ra vẻ cán bộ bỗng sùng sục bước vào cắt ngang câu chuyện làm chúng tôi chột dạ. Nhưng sau khi anh Thái đi cùng người đó ra ngoài một lát rồi quay lại lại nói tiếp say sưa:

-          Nói ông Nguyễn Thanh Giang vong ơn cách mạng, làm tay sai cho CIA là nói láo. Tớ lại kể các cậu nghe chuyện này. Cách đây dễ đến hai năm, sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR 1950, Thượng viện Mỹ cũng có thể sẽ thông qua và nguy cơ lệnh cấm vận kinh tế đã đến rất gần. Ðảng, Chính phủ lo sốt vó lên, cử hết đoàn của chính phủ lại đến đoàn Quốc hội do bà Tôn nữ thi Ninh sang Mỹ cầu khẩn vận đông ngăn chặn việc thông qua các lệnh đó. Cuối cùng cũng lấy được một số ý kiến của các doanh nhân, một vài Ðại biểu Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ. Tuy nhiên, khi đài RFI điểm lại tất cả các ý kiến thì cho rằng ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang là có sức nặng nhất. Dạo ấy, trong cơn nguy kịch sắp chết đuối vì lệnh cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ thì Ðảng và Nhà nước này đã vớ được cái cọc cứu sinh to nhất là của ông Nguyễn Thanh Giang. Nguyên do là thế này : Một phóng viên của một tờ báo nào đó rất nổi tiếng của Phương Tây đã đến phỏng vấn tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang. Phóng viên này về viết bài đăng ở mấy tờ báo tại Mỹ và Châu Âu ý kiến của ông Giang nói rằng Mỹ không nên cấm vận kinh tế đối với Việt Nam vì như vậy chỉ làm khổ nhân dân Việt Nam, hãy cứ để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào với thế giới tiên tiến để kinh tế phát triển thì rồi từ tự do hoá kinh tế sẽ dẫn đến tự do hoá về chính trị. Thử hỏi ai sáng suốt, ai quý nhân dân, ai yêu nước được bằng tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang. Chỉ riêng việc cứu được bàn thua trông thấy như thế cho những người lãnh đạo tăm tối của Ðảng và Nhà nước ngày nay đã là công trạng rất lớn của ông Giang.

 

Hồi ở đơn vị, chúng tôi không thấy anh Thái diễn giảng hay thuyết lý dài dòng bao giờ nhưng hôm nay anh như một con người khác. Tôi chủ động rót đầy các chén và giục: trăm phần trăm nhé ! Quệt xong những giọt rươu tràn môi, anh Thái lại thao thao như dốc bầu tâm sự :

 

-          Không phải chỉ có báo CAND chịu làm bồi bút đâu, báo Pháp luật Việt Nam cũng hùa vào đánh hội đồng mấy số liền. Tác giả Thuý Bằng phồng mồm lên la lối “ Ðừng phỉ nhổ vào chính dân tộc và tổ tiên mình ”. Thử hỏi ai đã phỉ nhổ vào tổ tiên dân tộc mình ? Chính là tên phản động Lê Ðức Anh và đồng bọn chứ còn ai nữa. Ta thử phân tích bài “ Vụ án chính trị siêu nghiêm trọng liên quan đến Tổng cục 2 - Kính gửi các vị lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội ” của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang xem đúng sai thế nào. Bài của ông viết sau khi đã có thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và nhiều lão thành cách mạng đề cập và yêu cầu giải quyết vụ án chính trị xấu xa, tệ hại, nguy hiểm chưa từng có trong DCSVN. Bài của ông Giang dài 8 trang đánh máy khổ A4, chia thành 3 phần rõ ràng với những lập luận, phân tích sâu sắc :

 

       Phần I - Về mức độ nghiêm trọng của vụ án

       Phần II - Nguyên nhân vụ án ( gồm 2 nguyên nhân chính ) : Thứ nhất, nguyên nhân từ quan hệ cá nhân. Thứ hai, nguyên nhân từ chủ trương, đường lối. Ðây là nguyên nhân rất cơ bản đã dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng của Ðảng kéo dài trong nhiều thập kỷ qua.

       Phần III - Kiến nghị. Ơ phần này ts Nguyễn Thanh Giang đã kiến nghị 4 điểm “ búa bổ ” ( Anh Thái cười có vẻ khoái chí khi dùng hai từ “búa bổ ” ) làm mấy tên phản động Lê Ðức Anh, Dặng Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh cùng đồng bọn phải run sợ và một số vị lãnh đạo Ðảng, Nhà nước phải choáng váng, bối rối và rất lúng túng.

 

Nghe anh Thái nói đến đây, chúng tôi đều tròn xoe mắt kinh ngạc. Anh Thái lần này mới chủ động nâng chén mời mọi người. Năm miệng chén chập vào nhau như 5 cánh hoa xoè nở đón nghe những điều mới lạ.ngoài sức tưởng tượng. Uống liền một lúc 2 hơi, hết hai chén, anh Thái lại tiếp tục :

 

-          Hoáng sợ trước những lý lẽ đầy sức thuyết phục và những lời buộc tội thẳng thừng, đanh thép, họ tổ chức cả một chiến dịch phản kích ông Giang. Họ đánh lạc hướng bằng cách tô mạc vào cái câu “ Cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa qua là vô nghĩa đối với cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ ” và xuyên tạc ông. Thật ra thì nhận định của ts Nguyễn Thanh Giang rất đúng. Mỹ đánh Việt Nam không phải vì muốn xâm chiếm lãnh thổ và đô hộ nhân dân ta như bọn vương triều phía bắc. Việt Nam phải đánh Mỹ lâu dài, tàn hại như vậy chẳng qua chỉ vì gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội một cách tối tăm, vô lý. Mỹ điên gàn, ỷ thế mạnh nóng lòng muốn bóp chết ngay cái thứ Cộng sản chủ nghĩa mà thực tế cho thấy không cần bóp nó cũng chết. Việt Nam dở hơi ở chỗ đã khổ nghèo, ốm yếu lại cứ khăng khăng xông lên tuyến đầu bảo vệ cho cái thứ chủ nghĩa hoang đường không đáng bảo vệ và không thể nào bảo vệ được ! Mà đâu có phải ông Giang là người đầu tiên phán xét về sự vô nghĩa , sự không đáng có của cuộc chiến tranh Việt - Mỹ vừa qua đâu. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ngay khi các vị lãnh đạo Ðảng và Nhà nước đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng 30-4, thì nhà văn Dương Thu Hương đã ôm mặt khóc vì nhận ra “ Cuộc chiến tranh vừa qua là cái máy xay thịt huynh đệ tương tàn” rồi. Nhiều anh em chúng ta đến bây giờ dần dần cũng đã nhận ra điều đó và nhất định các thế hệ sau cũng như giới trẻ bây giờ đều nhận thức được như ts Nguyễn Thanh Giang và nhà văn Dương Thu Hương. Chỉ có điều là họ không nói ra hoặc chưa dám nói ra thôi. Cuộc chiến tranh càng hoàn toàn vô nghĩa và thực sự là một hồi niệm cay đắng khi không chỉ chúng ta mà hàng vạn đồng dội chúng ta, hàng triệu người dân Việt Nam đã đồng cam cộng khổ, gian truân tột cùng để ngày nay chẳng được gì ngoài cái ách thống trị mới, áp bức bóc lột mới tàn tệ hơn xưa mà có vùng lên đấu tranh chống bọn “ tư bản đỏ ” như nhân dân Uy Nỗ các cậu thì sẽ bị trừng trị thẳng tay ! Hiện nay Việt Nam là 1 trong 5 nước có nạn tham nhũng tồi tệ nhất thế giới và là một trong 10 nước nghèo nhất thế giới chính là do bọn tham những gây nên, đã đẩy đất nước VN ngày càng tut hậu, càng trở nên đói nghèo. Cho nên, mỗi khi nhìn thấy mặt bọn tham nhũng trên tivi tôi lại nghĩ đến bảng danh sách ghi tên hàng vạn liệt sỹ đang dài thêm ở Bến Ðược, Củ Chi, nghĩ đến nghĩa trang Trường Sơn bạt ngàn còn đang rộng thêm, nghĩ đến tất cả các bà mẹ VNAH có chồng và những đứa con không bao giờ trở về, nghĩ đến bầy em nhỏ tật nguyền sống như thực vật do chất độc da cam, nghĩ đến hàng triệu thương binh và CCB còn đang phải vật lộn với cuộc sống đói nghèo, tôi càng căm thù bọn “ tư bản đỏ ” trong Ban lãnh dạo của DCSVN. Những lúc đó tôi bỗng tràn nước mắt, nắm chặt tay lại và muốn thét to cho hả lời phán xét của ts Nguyễn Thanh Giang : “ Cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa qua thực sự là vô nghĩa đối với cả Việt Nam lãn Hoa Kỳ ”, “ Cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa qua thực sự là vô nghĩa đối với cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ ” !

 

Anh Thái còn say sưa nói và chúng tôi còn rất hào hứng nghe nhưng anh Thái chợt nhớ đã đến giờ phải đi họp Cụu chiến binh huyện.

 

Trên đường về, chúng tôi rủ nhau ghé thăm tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang cho rõ thêm thực hư thế nào. Có lẽ thấy 4 anh em chúng tôi có người mặc áo lính, người đội mũ cối nên người đàn ông ra mở cửa có dáng người tầm thước, với vầng trán cao rộng hơi giật mình.( ? ! ). Chúng tôi đều mỉm cười, chủ động: “ Chào anh Giang ! ” và vồn vã chìa tay ra bắt ( mặc dù chúng tôi chưa biết mặt nên không chắc người đàn ông đó có phải là tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang không ). Ông thân ái mời chúng tôi vào nhà và pha trà mời uống.  Sau một hồi chúng tôi tự giới thiệu, tôi mạnh dạn đề nghị : “ Anh có thể cho chúng tôi xin bài báo của anh đã được đưa lên mạng internet bị báo CAND phê phán không ? ”. Có lẽ thấy thái độ của chúng tôi xởi lởi và chân thành, ông Giang nói : “ Vâng, được ạ ! ”. Rồi ông đưa cho tôi tập bài “ Vụ án chính trị siêu nghiêm trọng liên quan đến Tổng cục II - Kính gửi các vị lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội ” có chữ ký của ông ngày 19 tháng 8 năm 2004. Chẳng những thế, ông còn chủ đông gợi ý để chúng tôi xin bài “ Bộ Quốc phòng rời bỏ nhiệm vụ chính của mình - Cảnh báo nguy cơ mất nước ” và một số bài viết khác nữa. Chúng tôi ngạc nhiên quá và tò mò hỏi : Sao anh không cảnh giác xem chúng tôi có phải là công an đến để đưa anh vào tròng không mà cứ thoải mái, vô tư thế này. Anh kể rằng đã có lần anh nói với mấy cán bộ công an cấp cao rằng : vì anh chỉ là người làm khoa học tự nhiên nên những bài viết bàn về chính trị-xã hội này anh đã phải viết rất công phu nên nó phải được phát huy tác dụng cao giúp Ðảng nhìn ra được những sai lầm của mình, nhận thức đúng đắn hơn xu thế mới của thời đại và đổi mới thực sự hơn. Chỉ có khi nào ông biết chắc chắn rằng các bài viết của ông được các Uỷ viên Trung ương Ðảng, các Ðại biểu Quốc hội đọc một cách nghiêm túc thì ông mới không cần tán phát. Chưa được như vậy thì ông phải tìm mọi cách để toàn Ðảng, toàn dân càng nhiều người được đọc càng tốt, kể cả phải đưa lên internet.

 

Khi biết chúng tôi đều là những CCB nghèo lại lặn lội đến từ xa, ông gọi người giúp việc đem hoa quả và càphê ra thết đãi. Thấy cháu giúp việc vụng về làm đổ vỡ tung toé nhưng ông không hề bực tức mà còn lựa lời an ủi cháu để cháu bớt sợ, chúng tôi lân la hỏi chuyện dông dài thì mới được biết ông cũng đã từng xuất thân từ khổ nghèo. Tác giả Nguyễn Thế Hồng mô tả mẹ con ông đã từng lếch thếch rau cháo nuôi nhau và rồi ông từ một ông giáo trường làng trở thành tiến sỹ khoa học với giọng mỉa mai là rất tàn nhẫn. Ông nói : buổi niên thiếu ông từng có đêm ngủ với ăn mày, thời gian làm địa chất từng ăn bờ ngủ bụi nhưng cũng đã từng ngủ khách sạn 5 sao và ngồi ngang mặt với các nhà khoa học nổi tiếng thế giới nên ông bảo bây giờ ông ngồi với chúng tôi cũng như trước mặt ông là TBT Nông Ðức Mạnh hay tổng thống Bush; ông không xem thường ai nhưng cũng không mê tín, khiếp sợ ai.

 

Khi tôi đang ngồi viết những trang này thì đài RFI đọc bức thư phản đối của ts Nguyễn Thanh Giang trước việc hải quân Trung Quốc giết hai 9 và làm bị thương 7 ngư phủ Thanh Hoá quê ông. Ông xót xa tưởng niệm : “ Những đêm qua có lúc tôi nghe dư vang trong giấc ngủ tiếng sóng dội ngày nào hình như có lẫn những tiếng hô giục nhau xông tới chống trả quyết liệt hải quân Trung Quốc và rồi … những tiếng kêu thét xé lòng. Trong đó có lẽ có tiếng những người em, những người con, hay chính là những người bạn ngày nào đã cùng tôi ngồi bên mâm cơm mắm mặn hay ngủ trên chiếc giường tre hướng ra bờ sóng ” . Thế mà mấy ông lãnh đạo, mấy ông tuyên huấn cỡ bự của mình không những không biết bênh dân mình mà còn nói xấu ngư dân Thanh Hoá đi ăn cắp lưới đánh cá của Trung Quốc. Thật là vô trách nhiệm, thật là khốn nan. Chẳng nhẽ mấy cái lưới đánh cá của mấy thằng Tàu lại có giá bằng hơn chục mạng người Việt Nam hay sao ?

 

Ðúng ông là một trí thức lớn xuất thân từ nhân dân, của nhân dân, có trái tim nhân hậu của đức thánh hiền, có tinh thần sáng láng như những trang viết của ông đầy trí tuệ.

 

Ngày 6 tháng 2 năm 2005

Dương Nguyên Lành ( Lành cụt )

 ( Hội CCB Ðông Anh )