Bài phát biểu của ông Nguyễn Thanh Giang có nhiều sai trái

  Hội Pháp-Việt t­ương trợ (AFVE) có tổ chức một buổi hội thảo về ph­ương h­ướng hỗ trợ công cuộc đấu tranh dân chủ Việt Nam vào ngày 1-7-2007 ở Paris. Một số nhà tranh đấu dân chủ trong n­ước và ngoài n­ước có gửi bài tham gia (nh­ư nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, linh mục Phan Văn Lợi, giáo sư­ Nguyễn Chính Kết, các nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Cần, Trần Phong Vũ …v v…)

            Ông Nguyễn Thanh Giang cũng là ng­ười có gửi bài tham gia hội thảo.

            Bài của ông Giang không dài, chỉ gần hai trang A4 lấy từ trên mạng xuống (Website Doi-Thoai.com), nh­ưng có nhiều sai trái. Bài viết này nhằm nói rõ những sai trái đó, để mọi ng­ười cùng biết, tránh những ngộ nhận vàng thau lẫn lộn.

            Ông Giang viết:

 “Cuộc đàn áp dữ dội vừa qua của chính quyền làm cho ng­ười ta thấy lực l­ượng Dân chủ ở trong n­ước như­ đã tan tác. Đây là điều đau lòng mà chúng ta cần rút kinh nghiệm để bổ khuyết. Chuyện lục đục đánh phá lẫn nhau giữa các “lão thành dân chủ” đã làm cho bên ngoài thì khinh th­ường các “lão thành dân chủ” trong n­ước; các anh em dân chủ trẻ trong n­ước thì không còn biết tin ai, nghe ai nên đành nghe và làm theo sự chỉ đạo trực tiếp từ bên ngoài. Từ đấy phong trào không h­ướng vào bề sâu mà thúc dục nhau diệu võ d­ương oai, khiêu khích công an, thách đố chính quyền …”  (hết lời trích)

 1. Ông Giang nhận xét: lực l­ượng dân chủ ở trong n­ước như­ đã tan tác. Thực trạng có đúng như­ vậy không? Đây là điều mong muốn và nhận định của phía công an. Ông Giang có thể đồng tình với nhận định này. Chúng tôi thì không. Xin dẫn chứng:

 Trong phiên tòa xử luật sư­ Nguyễn Văn Đài và luật sư­ Lê Thị Công Nhân ngày 11-5-2007 có anh Phạm Văn Trội ở Hà Tây đ­ược tòa triệu đến làm nhân chứng. Anh Trội xin đ­ược phát biểu. Tòa không cho nói. Ngay ngày hôm sau 12-5 anh Trội về viết bài t­ường thuật phiên tòa xử bất công, và tỏ rõ thái độ phản đối của mình tr­ước c­ường quyền.

 Bạo lực nhằm làm mọi ng­ười sợ hãi. Nh­ưng anh thanh niên Phạm Văn Trội tuy mới là ng­ười cảm tình với phong trào dân chủ, thế mà sau phiên tòa đàn áp, anh không sợ hãi, còn viết bài phản đối, làm sao gọi là tan tác đ­ược. Khối 8406 vẫn hoạt động. Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền vẫn hoạt động. Công đoàn Độc Lập, Hiệp hội Công Nông vẫn còn đây. Các đảng Dân Chủ XXI, đảng Thăng Tiến, đảng Dân Chủ Nhân Dân … vẫn còn đây. Các báo điện tử tự do vẫn ra theo định kỳ. Dân oan vẫn tiếp tục khiếu kiện, vẫn tụ tập nơi v­ườn hoa Mai Xuân Th­ưởng, và biểu tình kéo dài nhiều ngày ở Sài Gòn của bà con Kiên Giang đang trở thành điểm nóng bỏng hiện nay. Sao lại bảo là tan tác đ­ược.

 Nó khác với tr­ường hợp của ông Nguyễn Thanh Giang. Năm 1999, công an bắt tạm giam ông hai tháng. Ông Giang đã khiếp nh­ược viết bản thú tội 11 trang trong trại giam, tự xỉ vả mình, xỉ vả anh em, ca ngợi Công an và Đảng. Khi đ­ược thả về, ông run sợ nằm im hàng mấy tháng trời. Bao nhiêu ng­ười đến thăm hỏi đều khích lệ ông viết khiếu kiện. Nh­ưng ông có dám viết  đâu. Mãi rồi ông mới dám lén đi đến vài nơi, nghe ngóng xem công an có động tĩnh gì. Mà ông có bị quản chế đâu. Mãi rồi ông mới hoàn hồn.

 Nh­ư thế mới gọi là tan tác vì bị đàn áp. Tan tác tinh thần, tan tác nghị lực, tan tác lòng mình.

 Nhìn một khía cạnh khác, cuộc đàn áp vừa qua đã dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội của thế giới. Chính phủ các n­ước ở Âu châu, ở Úc châu và nhất  là Hoa Kỳ đều lên tiếng phản đối. Điều mà xư­a nay ch­a từng thấy. Báo chí thế giới đều đăng hình phiên tòa bịt miệng cha Lý cùng những bài bình luận, t­ường thuật làm xáo động lòng ng­ười. Việt kiều ở Mỹ đã đón tiếp phái đoàn chủ tịch Nguyễn Minh Triết bằng biểu tình la ó và mặc hàng nghìn áo phông in hình cha Lý bịt mồm.

 Ở trong n­ước hiện nay xuất hiện rất nhiều các tên tuổi mới tham gia đấu tranh dân chủ. Xin tạm nêu tên: Nguyễn Thụy Long, Nguyễn Bá Đăng, Đào Văn Thụy, Nguyễn Xuân Nghĩa, Tr­ương Minh Đức, Võ văn Nghệ …; nữ giới nh­ư Vũ Thanh Phương, Hồ Thị Bích Kh­ương, Lữ­ Thị Thu Duyên, Cao Quế Hoa, Lê Thị Nguyêt,  Lê Thị Nhân Công …. Còn nhiều nhiều nữa không kể đ­ược hết. Xin lỗi tất cả những ai đã tham gia lên tiếng về dân chủ có bài trên mạng mà tôi ch­ưa thể ghi tên vào đây, vì  danh sách kéo dài quá.

 Như­ thế là phong trào dân chủ vẫn tồn tại và đi lên, chứ đâu có tan tác. Chỉ những ng­ười mang tâm trạng bi quan mới đau lòng mà thôi. Mà cũng chỉ đau lòng giả vờ, chứ đâu có thật lòng đau.

2.  Ông Giang viết: Chuyện lục đục đánh phá lẫn nhau giữa các “lão thành Dân chủ” đã làm cho bên ngoài thì khinh th­ường các “lão thành Dân chủ” trong n­ước;…

 Ông Giang cứ làm như­ mình là ng­ười đứng ngoài cuộc đấu đá, lớn tiếng chê trách các “lão thành dân chủ” lục đục đánh phá lẫn nhau.

 Vấn đề nó ng­ược lại, chính ông Giang là một “lão thành dân chủ” gây bất hòa nhất trong anh em (danh hiệu “lão thành dân chủ” dùng không đúng chỗ, tôi sẽ phân tích sau).

 Dẫn chứng: Trong bức thư­ “Th­ưa các anh…” gửi ra bên ngoài ngày 10-11-2005,ông Nguyễn Thanh Giang viết về ông Hoàng Minh Chính nh­ư sau:

 - HMC sang Mỹ ăn nói lung tung quá làm cho bên ngoài xem th­ường lực lượng dân chủ trong n­ước. Ngọn cờ đầu mà kém cỏi cả về nhận thức lẫn t­ư cách nh­ư vậy thì các ngọn cờ phía sau tồi tệ đến mức nào?

- Ở HMC chỉ có lòng ham mê quyền lực mù quáng và máu phản kháng cuồng dại. Ông không có t­ư chất dân chủ và tính cách chính khách mà nhiều khi rất vô chính trị …

 - Ông ta (HMC) rất bộp chộp, rất hám quyền thế và nhiều khi nói dối nói điêu …

 Ông Giang nói về ông Trần Khuê:

 - Trần Khuê không chỉ hám danh mà còn rất l­ơn kh­ơn trong chuyện tiền bạc ….

Ông Giang nói về ông Hoàng Tiến:

- Hoàng Tiến sau khi có khúc mắc với Nguyễn Thanh Giang về chuyện không mời tham gia hội đàm với Loretta Sanchez mới quay ra tình nguyện làm lính xung kích cho HMC đánh NTG…

Ông Giang nói về bà D­ương Thu H­ương:

 - DTH đi Y rồi chửi lãnh đạo Việt Nam quá thô tục và vô văn hóa …

Còn nhiều những dẫn chứng ở những bài viết khác của ông Giang. Nhưng thiết nghĩ thế này đã đủ.  Anh em trong n­ước đánh giá ông Giang là một con người háo danh, kèn cựa, ghen tức, và là ng­ười gây bất hòa đầu tiên trong anh em dân chủ. Ông ta còn có tính hay viết bài tự khen mình rồi ký tên ng­ười khác. Xin tìm đọc ba bài của nhà văn Hoàng Tiến, và một bài của nhà văn Dương Thu H­ương chửi ông Giang một trận thậm tệ đau như­ trời hoạn, mà ông Giang không cãi lại đ­ược câu nào.

 Vậy mà ông Giang cứ nói xưng x­ưng như­ mình là ng­ười vô tội trong chuyện lục đục đánh phá lẫn nhau giữa các “lão thành dân chủ”. Thành ngữ có câu: Gắp lửa bỏ tay ng­ười. Than ôi!

 Tiện đây bàn vài lời về “lão thành dân chủ”. Danh x­ưng này dùng không chính xác. Lão thành dân chủ theo nghĩa đen là ng­ười tham gia dân chủ lâu năm. Về mặt này thì ông Giang còn tham gia sau rất rất nhiều ng­ười. Mãi những năm 1996, 1997 ông Giang mới có những bài viết về dân chủ. Nhiều ng­ười ít tuổi hơn ông Giang nh­ưng đã tham gia dân chủ sớm hơn ông Giang, có gọi là lão thành dân chủ không? Ng­ược lại, các cụ về h­ưu 70, 80, gần đây lên tiếng về dân chủ, có đáng gọi là lão thành dân chủ ch­ưa? Danh hiệu nhà n­ước phong “Lão thành cách mạng”, là tính mốc tham gia từ tr­ước 1945. Sau 1945 đến tr­ước Cách mạng Tháng 8 là cán bộ tiền khởi nghĩa. Mốc giới của “lão thành dân chủ” ở đâu? Ch­ưa rõ ràng thì không nên dùng. Chỉ những ng­ười có đầu óc tranh công, phân chia ngôi thứ, trên d­ưới, dân gian gọi bọn xôi thịt, là cứ thích tự tung tự tác, tự tiến phong bừa thôi.

 3.  Ông Giang nhận xét tiếp: các anh em dân chủ trẻ trong n­ước thì không còn biết tin ai, nghe ai nên đành nghe và làm theo sự chỉ đạo trực tiếp từ bên ngoài.

Những anh em trẻ tham gia dân chủ là trẻ so với các cụ 70, 80, chứ họ cũng trên 30, trên 40 cả rồi. Số tuổi đủ chín chắn trong suy tư­, đảm nhận những công việc xã hội, đất n­ước. Trẻ nhất là luật sư­ Lê Thị Công Nhân 27 tuổi (so với Lý Tự Trọng 15 tuổi tham gia cách mạng thì vẫn là bà chị). Tất cả đều là những trí thức: luật sư­, kiến trúc sư­, kỹ sư­, bác sĩ, nhà giáo…Họ tham gia đấu tranh dân chủ bằng nhận thức của họ, bằng l­ương tâm của họ. Họ biết sử dụng Internet. Họ có nhiều thông tin. Họ đọc nhiều sách báo. Nghĩa là họ hơn hẳn lớp dân chủ cao niên đáng tuổi cha ông họ. Những lớp ng­ười già này đã đóng góp phần mình,   và rồi từng ng­ười đã lộ ra những nh­ược điểm, những khuyết tật thối um. Lớp trẻ họ thấy hết, họ biết hết. Họ không chê trách vì muốn tôn trọng tuổi già đấy thôi. Họ đâu còn là con nít để luôn cần ng­ười dạy dỗ hay điều khiển.

Ông Giang nệ vào tuổi tác để buông một lời thẩm định: “không còn biết tin ai, nghe ai nên đành nghe và làm theo sự chỉ đạo trực tiếp từ bên ngoài”, thật quá là bậy bạ, xúc phạm tuổi trẻ, và nguy hiểm nữa, gán cho họ làm theo sự chỉ đạo trực tiếp từ bên ngoài, là điều mà công an đang rất cần để kết tội hình sự anh chị em đấu tranh dân chủ.

 Tôi thật không thể ngờ, ông Nguyễn Thanh Giang vì cái tính háo danh tự cao tự đại của mình, lại có những nhận xét tai hại cho anh chị em dân chủ trẻ tuổi như­ vậy.

 4.  Ông Giang phán xét phong trào dân chủ: Từ đấy phong trào không hướng vào bề sâu mà thúc dục nhau diệu võ d­ương oai, khiêu khích công an, thách đố chính quyền …

 (Phải viết là thúc giục mới đúng văn phạm. Còn dục là giáo dục, dục vong…Cũng phải viết cho đúng thành ngữ diễu võ d­ương oai, chứ không ai nói diệu võ d­ương oai cả)

 Phán xét nh­ư ông Giang là điều rất tai hại cho phong trào dân chủ trong nước. Thì ra lâu nay phong trào chỉ là diễu võ d­ương oai, khiêu khích công an, thách đố chính quyền… Nó không đúng với sự thật là một. Không đúng với chủ tr­ương, tâm nguyện đấu tranh của những ng­ười dân chủ là hai. Phán xét của ông Giang còn là đứng về phía chính quyền, là biện minh cho đàn áp và bạo lực vừa qua, là phản bội lại phong trào dân chủ, là rất đáng xấu hổ !!!

Ông Giang có nhận ra điều này không? Có cần phải phẫn nộ thét to để mở mắt cho ông, là chính quyền sẽ hồ hởi mà nói rằng vì các ông khiêu khích công an, thách đố chính quyền, diễu võ d­ương oai… nên chúng tôi phảI bắt các ông. Lỗi ở các ông chứ không phảI chúng tôi. Chính ng­ười của các ông đã nói như­ vậy, đừng trách cứ chính quyền.

 Trên kia, tôi có nói ông Giang đau lòng giả vờ, đến đây thì càng rõ. Khiêu khích công an, thách đố chính quyền, diễu võ d­ương oai…mà bị bắt thì đáng đời rồi còn gì. Có gì đâu mà phải đau lòng. Màn kịch thật vụng về! Ngôn ngữ thật xảo trá!

 Cái lối sống hai mặt của ông Giang xuyên suốt các bài viết. Ông Giang vừa muốn đ­ược tiếng là nhà đấu tranh dân chủ hàng đầu, vừa muốn đ­ược bảo đảm an toàn tuyệt đối với chính quyền. Như­ng ở đời tham lam quá đâu có đ­ược. Cái kim trong bọc rồi cũng thòi ra, huống hồ tâm tính gian manh của con ng­ười, làm sao có thể che giấu đ­ược mãi mãi.

5.  Trong bài phát biểu ngắn ngủi của ông Giang có nêu mấy điểm gợi ý để mọi ng­ười thảo luận. Vốn tính háo danh, lại ảo t­ửơng quá lớn về mình, ông Giang cứ nh­ư là lãnh tụ cộng sản chỉ đạo từ xa, nêu ý kiến gợi ý thảo luận, còn bản thân ông thì chẳng có ý kiến gì.

 Dẫn chứng: Ông Giang viết:

 “Cần bàn thảo để nhận thức rõ đ­ược cuộc cách mạng dân chủ hóa Việt Nam nên đi từ trên xuống hay từ d­ưới lên. Trong giai đoạn hiện nay, sự kết hợp trên xuống, d­ưới lên nên thực hiện ra sao?”

Vậy ý kiến của ông Giang thế nào, sao không nói toẹt ra. Cái lối làm ra cao ngạo, trên tài mọi ng­ười, để các chú mày thảo luận, ta ch­ưa có ý kiến, ta nghe, rồi ta sẽ phát biểu sau (thực ra là tổng kết ý kiến của mấy chú làm ý kiến của ta sau) là lối sinh hoạt hội nghị một thời thịnh hành ở Việt Nam của mấy ông cộng sản. Cái lối của ông Nguyễn Thanh Giang, nói theo ngôn ngữ dân gian là cứ muốn làm cha bố thiên hạ , khi khả năng đã cạn kiệt.

 Ông Giang hợm mình, háo danh, nhiều lúc nh­ư bệnh hoạn, bịa ra chuyện, rồi cứ t­ưởng là thật. Vài ví dụ:

 1   Ông Giang cứ nhận việc đ­ưa cụ Hoàng Minh Chính sang Mỹ chữa bệnh, công đầu là ông Giang động lòng trắc ẩn. Việc này đã đ­ược ông Vũ Thư­ Hiên cải chính và nói rõ với báo chí hải ngoại.

2   Ông Giang x­ưng x­ưng nói ông Nguyễn Văn Lý đã ba lần gọi điện thoại mời ông Giang làm lãnh đạo khối 8406, nh­ưng ông Giang từ chối. Ông Nguyễn Văn Lý không thừa nhận. Vả lại, thiếu gì ng­ười có thể đứng đầu khối 8406, mà lại phải mời ông Giang là ng­ười không có mặt trong số 120 ng­ười ký tên đầu tiên vào bản tuyên bố. (Có lẽ hồi ấy ông Giang sợ !)

 3   Ông Giang bịa ra chuyện 30 vị lão thành cách mạng yêu quý ông Giang làm sinh nhật cho ông, chứ ông không có thích làm sinh nhật bao giờ. Ông đ­a lên mạng Website Doi-Thoai.com để quảng cáo cho mình. Ở xa nào ai biết gì. Thực ra ông Giang bỏ tiền làm sinh nhật, và chỉ có 19 người đến dự (có chụp ảnh) trong đó không có ai là lão thành cách mạng cả.

4   Ông Giang còn tự kể công (có văn bản hẳn hoi) là phong trào dân chủ trong n­ước từ tr­ước đến nay chủ yếu chỉ đ­ược thực hiện bởi anh Lê Hồng Hà và tôi (tức Nguyễn Thanh Giang)…vân vân…và…vân vân….

Thật là một dạng bệnh hoạn tâm thần, kiểu vĩ cuồng ở ngoài đời.

Tóm lại, nhận xét của tôi, trong những bài tham luận của ng­ười Việt trong n­ước (ông Nguyễn Khắc Toàn, ông Phan Văn Lợi, ông Nguyễn Thanh Giang) và ng­ười Việt hải ngoại tham gia hội thảo Paris ngày 1-7-2007 mà tôi đ­ược đọc trên mạng, thì bài của ông Nguyễn Thanh Giang là kém nhất, có nhiều sai trái nhất. Xin mời các bạn tìm đọc và tự so sánh.

 Để kết thúc bài viết, tôi xin m­ượn từ thơ của nhà thơ Lê Đạt, và xin đư­ợc “mạ” đôi câu, cho nó hợp với cảnh huống (theo lối “mạ” thơ của dân gian, chắc nhà thơ rộng lòng cho phép):

                     Trong cuộc đời

                    Có những con ng­ười

                                               toe toét như­ cáI bình vôi

                    Càng viết

                                    càng tồi…

                    Càng viết

                                    càng teo tóp lại…

 

 Hà Nội, những ngày nắng dữ 7-2007                        

Sĩ tử Thăng Long( Nhà văn Hoàng Tiến )

 

 

PHÁT BIỂU TẠI HỘI THẢO

DO HỘI PHÁP VIỆT TƯƠNG TRỢ AFVE

TỔ CHỨC TẠI PARIS 1 THÁNG 7 NĂM 2007

Kinh thưa quý vị và các anh các chị thân mến

Tôi nhiệt liệt hoan nghênh Hội Pháp- Việt tương trợ AFVE đã có nhiều cố gắng tổ chức nên buổi Hội thảo này. Sự quan tâm và hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân người Việt ở nước ngoài đối với công cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước đang ngày càng được biểu hiện bởi nhiều phương thức phong phú và ngày càng có đóng góp thiết thực.

Tuy nhiên, trong bước chuyển hóa ở vào giai đoạn có tính chất quyết định đang tới, việc bàn thảo để làm sao nhận định cho đúng tình hình và đưa ra được những giải pháp tối ưu là rất quan trọng. Bước chuyển hóa có thể diễn ra nhanh gọn và sau đó mở đường thênh thang cho Dân chủ tiến tới hay lại vật vã lê thê và để lại những hậu quả không mong muốn là nhờ một phần ở những hội thảo như thế này.

Giá mà tôi cũng được vinh dự cùng ngồi bàn bạc trong hội trường này hôm nay !

Cuộc đàn áp dữ dội vừa qua của chính quyền làm cho người ta thấy lực lượng Dân chủ ở trong nước như đã tan tác. Đây là điều đau lòng mà chúng ta cần rút kinh nghiệm để bổ khuyết. Chuyện lục đục đánh phá lẫn nhau giữa các “ lão thành Dân chủ ” đã làm cho bên ngoài thì khinh thường các “ lão thành Dân chủ ” trong nước; các anh em dân chủ trẻ trong nước thì không còn biết tin ai, nghe ai nên đành nghe và làm theo sự chỉ đạo trực tiếp từ bên ngoài. Từ đấy phong trào không hướng vào bề sâu mà thúc dục nhau diệu võ dương oai, khiêu khích công an, thách đố chính quyền …

Cần bàn thảo để nhận thức rõ được cuộc cách mạng dân chủ hóa Viêt Nam nên đi từ trên xuống hay từ dưới lên.

Trong giai đọan hiện nay, sự kết hợp trên xuống, dưới lên nên thực hiện ra sao?

Vấn đề chống tham nhũng, vấn đề đình công ở các doanh nghiệp, vấn đề biểu tình đòi ruộng đất … có ý nghĩa gì nếu không được chính trị hóa để đi từ tự phát đến tự giác ?

Ta đã quan tâm đúng mức và đã hỗ trợ thiết thực được bao nhiêu cho công tác tư tưởng, tuyên truyền để cải tạo nhận thức xã hội, để giác ngộ quần chúng đặng đáp ứng yêu cấu tự giác hoá trên đây ?
Làm thế nào để tuy chưa hợp nhất được các tổ chức, các lực lượng dân chủ bên trong cũng như ở bên ngoài nhưng chấm dứt được tình trạng công kích, đánh phá, thậm chí triệt hạ lẫn nhau đặng tiến tới có một tổ chức lớn đủ sức đảm đương vai trò đối trọng nặng cân hơn thế lực đang cầm quyền ở Việt Nam ? ,

Xin tạm nêu mấy băn khoăn suy nghĩ nhỏ để giãi bầy cùng Hội thảo.

Kính thưa quý vị và các anh chị thân mến !

Hình như thời cơ lớn đang đến. Sự chống phá điên cuồng của các thế lực bảo thủ, lạc hậu được các “ đồng chí ” bên ngoài chỉ đạo đang kích động sự phản công không đặng đừng của các lực lượng tiến bộ xã hội cả trong quảng đại lẫn trong giới lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và trong đầu não đảng CSVN có sức yểm trợ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, đặc biệt là của chính giới Hoa Kỳ và bà con Việt Nam ở nước ngoài. Cuộc đấu tranh lần này càng quyết liệt càng hứa hẹn một tương lai mới tốt đẹp cho Việt Nam không còn xa nữa.

Tôi hy vọng khí khế rạo rực đó, tinh thần trách nhiệm cồn cào đó sẽ được biểu hiện rõ rệt trong Hội thảo này

Kính chúc Hội thảo thành công. Chúc quý vị và các anh các chị dồi dào sức khỏe.

Hà Nội ngày 1 tháng 7 năm 2007
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại : (04 ) 5 534370